Viết nhật ký, tăng cường tập thể dục, điều chỉnh lối sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp là những cách chữa lành trầm cảm tại nhà mà người bệnh nên áp dụng. Đối với các trường hợp trầm cảm nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa quá nghiêm trọng và gây ảnh hưởng thì việc áp dụng tốt các biện pháp này sẽ giúp bệnh nhân dần kiểm soát cảm xúc, phục hồi được trạng thái tâm lý, cân bằng cuộc sống hiệu quả, an toàn.
Các trường hợp trầm cảm nhẹ có thể được khắc phục tốt ngay tại nhà.
Trầm cảm được biết đến là một trong các chứng rối loạn tâm thần có mức ảnh hưởng phổ biến nhất hiện nay. Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm và trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nhẹ trong suốt cuộc đời.
Trầm cảm gây ra những trạng thái tâm lý bất ổn, tiêu cực. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, suy sụp, mệt mỏi và vô cảm, không còn hứng thú đối với bất kỳ hoạt động nào xảy ra xung quanh đời sống hàng ngày. Kèm theo đó, họ sẽ xuất hiện liên tục các triệu chứng về thể chất như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chán nản, sức đề kháng kém,...gây tác động lớn đối với chất lượng cuộc sống hàng ngày, thậm chí có nhiều trường hợp nặng còn đe dọa đến cả tính mạng của bệnh nhân.
Vì thế, việc hỗ trợ can thiệp trầm cảm cần được thực hiện trong giai đoạn sớm. Các chuyên gia tâm lý cho biết rằng, các trường hợp trầm cảm nhẹ có thể dễ dàng khắc phục tốt bằng việc điều chỉnh lối sống, thay đổi các thói quen tích cực tại nhà để đẩy lùi các cảm xúc, hành vi tiêu cực.
Cụ thể, một số cách chữa trầm cảm tại nhà đơn giản, hiệu quả và an toàn được khuyến khích thực hiện như sau:
Chế độ ăn uống hàng ngày chính là yếu tố quan trọng góp phần duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi con người. Đặc biệt ở người bệnh trầm cảm thường hay chán ăn hoặc ăn uống quá độ khiến cân nặng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bệnh nhân trầm cảm cần thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Vì thế, để đẩy lùi căn bệnh rối loạn cảm xúc này, bệnh nhân nên chú ý nhiều hơn đến việc lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh trầm cảm, chế biến đa dạng các món ăn bổ sung vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, omega-3 có lợi cho sức khỏe. Mỗi ngày cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính. Nếu cảm thấy chán ăn, hãy cố gắng chia nhỏ từng bữa để cơ thể được dung nạp đầy đủ chất, hỗ trợ tốt cho hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là não bộ.
Giấc ngủ và trầm cảm là hai vấn đề sức khỏe có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Trong nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, mất ngủ là nguyên nhân phổ biến làm gia tăng nguy cơ khởi phát trầm cảm ở nhiều người. Ngược lại, có đến hơn 80% các trường hợp bệnh trầm cảm rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên.
Do đó, một trong những cách chữa lành trầm cảm hiệu quả tại nhà đó chính là nâng cao chất lượng giấc ngủ. Đối với người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, ngủ sớm trước 23 giờ và ngủ sâu giấc. Nếu cảm thấy khó ngủ, bệnh nhân có thể thử áp dụng các liệu pháp cải thiện an toàn như sử dụng tinh dầu thơm, massage cơ thể, thiền định, uống trà thảo mộc,....
Trong kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho biết rằng, việc duy trì chế độ tập luyện thể thao lành mạnh, phù hợp sẽ góp phần đẩy lùi bệnh trầm cảm hiệu quả. Vận động không chỉ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng mà còn kích thích tạo ra các loại hormone hạnh phúc, giúp giảm stress, mệt mỏi, lo âu, buồn phiền.
Tập luyện thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Mỗi ngày người bệnh nên tập luyện khoảng 30 phút, thời gian thích hợp nhất là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn các bài tập với cường độ phù hợp.Đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thái cực quyền, bơi lội,...là các bài tập thể dục giúp ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả..
Viết nhật ký cũng là một trong những cách được khuyến khích áp dụng để giúp chữa lành những tổn thương bên trong cho người bệnh trầm cảm. Do những cảm xúc tồi tệ cứ mãi đeo bám khiến cho bệnh nhân dần tách biệt với xã hội và không muốn chia sẻ, tâm sự với bất kỳ ai.
Do đó, viết nhật ký, ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân lên từng trang giấy là một trong những cách hiệu quả giúp người bệnh giải tỏa tốt những phiền muộn, lo lắng trong lòng. Một số người sau khi viết ra hết những tâm tư của bản thân thì bắt đầu xé đi những trang giấy ấy như một cách để loại bỏ cảm xúc, xua tan những điều tồi tệ, tiêu cực đang kìm hãm cuộc sống của họ.
Thiền định là bộ môn luôn được nhắc đến trong quá trình hỗ trợ can thiệp, chữa lành trầm cảm tại nhà cho hầu hết các đối tượng khác nhau. Ngồi thiền giúp bạn tĩnh tâm, điều chỉnh cảm xúc và tâm trí theo hướng lành mạnh, tích cực và an yên hơn. Thiền định mang đến cho người bệnh cảm giác bình an trong tâm hồn, giúp họ loại bỏ những chấp niệm, tiêu cực xoay quanh cuộc sống và dần cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn.
Thiền 30 phút mỗi ngày giúp đẩy lùi trầm cảm, cải thiện chất lượng giấc ngủ an toàn.
Theo nghiên cứu, thói quen ngồi thiền 30 phút mỗi ngày sẽ giúp phòng tránh và cải thiện trầm cảm hiệu quả. Bên cạnh đó, thiền định còn mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó giúp bạn duy trì sức khỏe ổn định, phòng chống được các yếu tố tác động đến tim mạch, hô hấp,...
Đặt mục tiêu, định hướng rõ ràng cho bản thân là một trong những cách giúp người bệnh trầm cảm đẩy lùi bệnh tật hiệu quả và an toàn ngay tại nhà. Phần lớn những người mắc phải chứng rối loạn này đều dần mất đi niềm tin vào cuộc sống, họ cảm thấy bản thân vô dụng, bất tài hoặc cho rằng mình là kẻ thừa thãi, không đáng sống.
Hãy bắt đầu suy nghĩ về những công việc cần phải thực hiện cho mỗi ngày, mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể cho bản thân, lên kế hoạch chi tiết để gia tăng động lực, thúc đẩy hành động, từ đó giảm thiểu được sự chán chường, mệt mỏi do trầm cảm gây ra.
Lời khuyên tốt nhất dành cho những người mắc bệnh trầm cảm và đang muốn vượt qua giai đoạn khủng hoảng này đó chính là gia tăng tích cực về các hoạt động vui chơi, thư giãn, giải trí lành mạnh, Việc gia tăng các hoạt động tập thể, ngoài trời sẽ giúp bạn gặp gỡ, tương tác thêm với nhiều bạn bè mới, từ đó dễ dàng cải thiện cảm xúc, suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn.
Các hoạt động tập thể, ý nghĩa giúp gia tăng động lực sống của bệnh nhân trầm cảm.
Khi tham gia vào các hoạt động mang nhiều ý nghĩa, người bệnh cũng dần gia tăng các giá trị của bản thân, cảm nhận được sự cống hiến đối với cuộc sống, từ đó dần giảm bớt các triệu chứng của trầm cảm. Ngoài ra, hoạt động này còn mang đến cho bệnh nhân những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn, giúp họ khám phá thêm nhiều điều mới mẻ.
Để xua tan tốt những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi, buồn bã do trầm cảm gây ra thì người bệnh nên cố gắng quan tâm hơn đến bản thân, chăm sóc cho sức khỏe của chính mình hoặc tìm kiếm những thú vui, niềm đam mê mới. Đừng để trầm cảm từng bước hủy hoại cuộc sống của bạn, hãy dành thời gian yêu quý bản thân mình nhiều hơn bằng cách tâng trang lại nhan sắc, thay đổi kiểu tóc, phong cách ăn mặc hoặc làm tất cả những điều bản thân yêu thích và thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Nếu cảm thấy quá chán chường với cuộc sống hiện tại, hãy bắt đầu tìm kiếm những đam mê mới, phát triển các khía cạnh mới của bản thân. Ví dụ, bạn có thể đăng ký học thêm một ngôn ngữ mới, tham gia vào các lớp dạy nấu ăn, sáng tác, vẽ tranh, nhảy múa để gia tăng động lực sống và tìm kiếm những niềm vui trong cuộc sống.
Để chữa lành trầm cảm hiệu quả ngay tại nhà, người bệnh cần phải nhanh chóng loại bỏ những thói quen tiêu cực gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân. Dựa vào nghiên cứu nhận thấy rằng, những người có lối sống kém lành mạnh sẽ có nguy cơ phát triển trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần cao hơn so với thôn thường.
Do đó, một trong những cách đẩy lùi trầm cảm hiệu quả đó chính là loại bỏ tốt các thói quen tiêu cực như:
Lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện độc hại như rượu bia, thuốc lá, ma túy,...
Thức khuya, không đảm bảo tốt về chất lượng giấc ngủ.
Thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài.
Tiếp xúc với quá nhiều thông tin tiêu cực, đặc biệt là thông qua các trên mạng xã hội.
Sử dụng thiết bị điện tử quá mức.
Duy trì các mối quan hệ độc hại.
Lười biếng, sợ vận động.
Ăn uống kém lành mạnh, thường xuyên bỏ bữa hoặc dung nạp quá nhiều các loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng trầm cảm chuyển biến nghiêm trọng hoặc đã áp dụng hầu hết các biện pháp chữa trị nêu trên nhưng triệu chứng bệnh vẫn không được thuyên giảm thì bệnh nhân nên cân nhắc đến thăm khám và nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia. Hiện nay, đối với hầu hết các trường hợp trầm cảm đều sẽ được ưu tiên áp dụng trị liệu tâm lý để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đồng thời giúp bệnh nhân cân bằng trạng thái tâm lý, phòng tránh nguy cơ tái phát hiệu quả.
NHC sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu về trị liệu tâm lý chữa trầm cảm.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chính là một trong các đơn vị tiên phong và uy tín hàng đầu về việc ứng dụng thành công tâm lý trị liệu vào việc chữa lành tâm bệnh cho con người. Tại đây không chỉ sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản mà còn đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt nhất cho từng khách hàng, mang đến cho họ cuộc sống hạnh phúc, an yên.
Hy vọng thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về một số cách chữa lành trầm cảm ngay tại nhà. Căn bệnh này nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ ngăn chặn được nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tính mạng của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm: