Một vài tìm hiểu về âm nhạc truyền thống của người Xtiêng Bình Phước

Thứ năm - 22/08/2019 05:40 3.110 0

Âm nhạc là một nghệ thuật trình diễn đã được loài người sáng tạo từ lâu đời để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của con người trong cuộc sống. Bằng nét đặc thù riêng của mình, âm nhạc đã phản ánh hiện thực cuộc sống một cách ước lệ và trừu tượng, chuyển tải những tư tưởng, tình cảm của các cộng đồng tộc người, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại. Các nhà nghiên cứu âm nhạc đương đại đã chia âm nhạc truyền thống của Việt Nam thành ba dạng cơ bản gồm âm nhạc trong sinh hoạt, tín ngưỡng gồm những bài đồng dao, những điệu hát ru, điệu hò, chầu văn, hầu văn, nhạc phật; âm nhạc cung đình, chuyên nghiệp như nhã nhạc; và âm nhạc trên sân khấu truyền thống như chèo, cải lương, tuồng, ca trù, hát bội([1])...

Người Xtiêng Bình Phước là cư dân sinh sống ở vùng Nam Tây Nguyên, nền âm nhạc truyền thống mang nhiều dấu ấn của cộng đồng mang đặc điểm địa lý, tự nhiên – xã hội của vùng này. Nói cách khác âm nhạc của người Xtiêng ở Bình Phước không chỉ đơn thuần mang tính chất bản địa của một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam mà còn chứa đựng nhiều nét đẹp văn hóa, mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Xtiêng ở tỉnh Bình Phước nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung. Cũng như nhiều cộng đồng cư dân khác, âm nhạc truyền thống của người Xtiêng Bình Phước gồm hai lĩnh vực là dân ca và dân nhạc. Dân ca là các bài hát dân gian đã được cộng đồng sáng tạo, củng cố và lưu truyền qua các thời kì lịch sử xã hội; dân nhạc là các loại nhạc cụ do cộng đồng sáng tạo ra để thực hiện các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, lễ hội của cộng đồng. Người Xtiêng Bình Phước là chủ nhân của các làn điệu dân ca, truyện kể, hát nói phong phú và đa dạng trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống sinh hoạt hàng ngày. Từ trong lao động sản xuất đến sinh hoạt hàng ngày hay trong các dịp lễ hội, cưới hỏi...

2018.03.28 17h40 p01.PNG

 

Các nghệ nhân Xtiêng thổi khèn sừng trâu trong lễ hội Lập làng mới

* Âm nhạc trong lao động sản xuất:

Với đặc điểm cư trú nơi núi rừng, cùng với sự phong phú về tài nguyên do thiên nhiên ban tặng, đây là đề tài mang nhiều nguồn cảm hứng để sáng tác âm nhạc. Chính vì vậy các bài hát, bản nhạc trong lao động sản xuất phần lớn đều truyền tải nội dung về thiên nhiên hùng vĩ, về cảnh sắc sông suối, núi rừng... Bên cạnh các bài hát ca ngợi về vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng, còn có những bài hát mang nội dung thể hiện cho công việc, hoạt động trong lao động sản xuất như bài hát đổi công, bài hát tỉa lúa, hát đi rẫy, hát đi săn… Do đặc điểm âm nhạc được biểu diễn, diễn tấu trong lao động sản xuất, vì thế phương thức, thời gian, địa điểm biểu diễn, diễn tấu cũng có điểm riêng. Thông thường các bản nhạc được diễn tấu trong những lúc nghỉ ngơi, giải lao trong quá trình lao động sản xuất hoặc những lúc đi canh nương rẫy hay đi chăn gia súc… Đây là những thời điểm thích hợp cho việc diễn tấu âm nhạc. Đối với các bài hát trong lao động sản xuất thì điều kiện về thời gian, không gian biểu diễn rộng rãi hơn so với việc diễn tấu các bản nhạc. Họ có thể vừa hát vừa đi trên đường từ nơi ở đến nương rẫy, vừa hát vừa lao động sản xuất hoặc hát lúc nghỉ ngơi. Về cách thức biểu diễn, trong lao động sản xuất người Xtiêng có hát đơn ca hoặc hát đối đáp. Qua những câu hát đối đáp qua lại giữa hai người mà người đối và người đáp vừa có thể lao động đồng thời vừa trao đổi qua lại với nhau về công việc, về tâm tư tình cảm… Đây cũng là một hình thức thường được các chàng trai, cô gái sử dụng để trao đổi hẹn hò khi gặp nhau trên nương rẫy. Thông qua các nội dung đối đáp chàng trai và cô gái sẽ khéo léo tìm hiểu về tên tuổi, nhà ở cũng như tính tình của người kia, chính qua những lần hát đối đáp đã trở thành nhịp cầu để nhiều chàng trai, cô gái trở thành vợ chồng.

2018.03.28 17h40 p02.PNG

 

Đội cồng chiêng Ấp 8b - Xã Lộc Hòa đang tập luyện - Ảnh tư liệu Bảo tàng tỉnh

* Âm nhạc trong sinh hoạt hàng ngày:

Về cơ bản, các nội dung được phản ánh trong âm nhạc của sinh hoạt hàng ngày đó là miêu tả về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, về tình yêu bon, sóc xóm làng, mối quan hệ giữa người với người, tình yêu lứa đôi, tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái… Các bài hát, các bản nhạc trong sinh hoạt hàng ngày của người Xtiêng cũng rất phong phú và đa dạng như các bài trong quá trình đón khách, mời rượu, mừng ngày vui…  So với âm nhạc trong lao động sản xuất, âm nhạc trong sinh hoạt hàng ngày có phong cách, không gian và thời gian biểu diễn phong phú hơn. Hình thức biểu diễn âm nhạc trong sinh hoạt hàng ngày cũng phong phú và đa dạng hơn so với trong lao động sản xuất. Gần như tất cả các loại nhạc cụ đều có thể sử dụng vào những mục đích, thời gian, địa điểm khác nhau trong từng trường hợp cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày. Họ có thể thổi sáo, kèn bầu, kèn lá, đánh đàn tre… khi trong gia đình có chuyện vui hay có khách đến hoặc những lúc hứng thú, họ có thể vừa hát ru con, hát đối đáp vừa làm những công việc khác.

2018.03.28 17h40 p03.PNG

 

Nghệ nhân Xtiêng thổi Khèn bầu

* Âm nhạc trong lễ hội:

Lễ hội là một phần trong đời sống của người Xtiêng, đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, nhằm thỏa mãn cho khát vọng trở về nguồn cội, sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng, đồng thời thỏa mãn cho nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của người Xtiêng. Đây chính là nguồn sống tinh thần nuôi dưỡng đồng thời khẳng định cho sự hiện diện của tộc người. Thông thường trong lễ hội của người Xtiêng ngoài các nghi thức, nghi lễ của phần lễ và chuyển sang phần hội chính là thời gian dành cho các sinh hoạt cộng đồng và yếu tố không thể thiếu trong đó chính là âm nhạc. Âm nhạc trong lĩnh vực lễ hội, tín ngưỡng là lĩnh vực âm nhạc phong phú, đa dạng nhất trong nội dung âm nhạc của người Xtiêng. Về nội dung cơ bản của âm nhạc trong lễ hội, tín ngưỡng đó là thể hiện lòng thành kính với các thần linh, với những khát vọng, ước nguyện của con người được ấm no, khỏe mạnh, là niền vui phấn khởi khi mùa màng bội thu… Với đời sống tâm linh phong phú, người Xtiêng có rất nhiều các lễ hội như lễ cúng lúa mới, lễ quay đầu trâu, lễ bà bóng, lễ cầu mưa, lễ cưới hỏi, tang ma…. Trong từng lễ hội cụ thể người Xtiêng sẽ có những bài hát, bản nhạc mang đặc trưng cho từng nội dung của lễ hội. Bên cạnh sự phong phú về các bài hát thì lễ hội cũng là nơi để các nhạc cụ phát huy hết khả năng của mình bởi các bản nhạc du dương trầm bổng. Tiếng cồng chiêng là báo hiệu của lễ hội, là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người và thần linh, do đó trong các dịp lễ hội của người Xtiêng không thể thiếu vắng đi tiếng cồng chiêng. Trong lễ hội biểu diễn nhạc cụ là hình thức sôi động và phong phú nhất của âm nhạc người Xtiêng, với nhiều nhạc cụ khác nhau như cồng chiêng, trống, kèn bầu, đàn tre, tù và… đều có thể biểu diễn trong các dịp lễ hội.

Ở đâu trong cộng đồng  người Xtiêng, chúng ta cũng sẽ bắt gặp âm nhạc với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, thể hiện cho đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Xtiêng sinh sống nơi cuối dãy Trường Sơn hùng vĩ. Mặc dù đều bắt nguồn từ ông cha sáng tạo, phát triển và lưu truyền cho các thế hệ nối tiếp, nhưng trong từng loại hình cụ thể với không gian, thời gian khác nhau âm nhạc của người Xtiêng lại truyền tải những nội dung và hình thức biểu diễn cũng khác nhau. Chính vì thế càng làm tăng thêm tính phong phú, đa dạng cũng như sức cuốn hút của các thể loại âm nhạc. Bên cạnh âm nhạc, trong đời sống của người Xtiêng Bình Phước còn có nhiều lĩnh vực văn hóa có liên quan và tác động qua lại với âm nhạc, đó là các thể loại văn hoạc dân gian như: Truyền thuyết, sử thi, chuyện kể, ca dao, tục ngữ… Có thể nói rằng, âm nhạc của người Xtiêng là một thành tố văn hóa có giá trị tinh thần, thể hiện cho khát vọng của con người hướng tới giá trị “Chân – Thiện – Mỹ”, nó đã và đang góp phần làm phong phú cho bản sắc văn hóa của người Xtiêng nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung. Đồng thời nó còn là nơi phản ánh cho khát vọng, hiện thực cuộc sống, nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của con người với con người, con người với tự nhiên và xã hội.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đặc biệt là trong thời đại công nghệ và khoa học phát triển, nền âm nhạc truyền thống của người Xtiêng Bình Phước đang đứng trước những biến động mới. Ngoài ra, do xu thế mới của xã hội, đa số giới trẻ người Xtiêng không còn mặn mà với dòng nhạc truyền thống của cộng đồng mà chạy theo những dòng nhạc mới của xã hội, bên cạnh đó những người có am hiểu và có khả năng trình diễn thì tuổi đã cao và một số người còn không thông thuộc chữ phổ thông. Chính vì vậy, việc truyền dạy và quảng bá loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc mang đạm tính cộng đồng của người Xtiêng đang là một vấn đề khó giải quyết trong việc bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa truyền thống của các cấp các ngành của địa phương.

Tác giả Đinh Nho Dương

Nguồn tin: Bảo tàng tỉnh Bình Phước
 

 Bài viết có sử dụng tư liệu trong Chương trình “Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người S’Tiêng Bình Phước” năm 2013 của Bảo tàng tỉnh Bình Phước.

Ghi chú:


[1] Báo cáo khoa học Chương trình “Nghiên cứu, khảo sát và định dạng âm nhạc của người S’Tiêng Bình Phước” năm 2013 của Bảo tàng tỉnh Bình Phước.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

lich cong tac
 

2942

Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

Thời gian đăng: 12/10/2023

lượt xem: 265 | lượt tải:85

số 88

HƯỚNG DẪN Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị số 23- CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới

Thời gian đăng: 02/08/2023

lượt xem: 401 | lượt tải:105

267-CV/ĐU

về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch covid 19 và tuyên truyền kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên (18/5/1901 - 18/5/2021)

Thời gian đăng: 11/05/2021

lượt xem: 722 | lượt tải:425

2893/SVHTTDL-VH

V/v tuyên truyền kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

Thời gian đăng: 05/11/2020

lượt xem: 1006 | lượt tải:270

2894/SVHTTDL-VH

V/v tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Mặt trậng Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời gian đăng: 05/11/2020

lượt xem: 932 | lượt tải:249
xtvc
svh
svh
20 3THBP
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay211
  • Tháng hiện tại5,638
  • Tổng lượt truy cập621,907
Liên kết website
Phóng sự ảnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây